CHIA SẺ

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

CÁCH TRỒNG CÂY SANH ĐẸP NHƯ Ý

Cây Sanh là loại cây rất dễ nhân giống, dễ trồng. Bạn có thể nhân giống theo phương thức hữu tính (từ hạt) hoặc phương thức vô tính (từ cành giâm, cành chiết) để có cây giống trồng. Trồng Cây Sanh dễ, tuy nhiên để có Cây Sanh Đẹp như ý muốn bạn cần chú ý những điều sau.


Cách trồng Cây Sanh

Kỹ thuật trồng Cây Sanh

Chọn cây giống: Cây Sanh con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được dáng, thế yêu cầu.

Đất trồng Cây Sanh: Bạn nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất xấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân chuồng làm đất trước khi trồng.


Kỹ thuật trồng Cây Sanh

Cách trồng: Cây Sanh cũng trồng đơn giản như những loại cây khác, bạn cho bầu cây giống xuống hố/chậu đã chuẩn bị sẵn sau đó lấp đất và san đất xuống hố, nệm chặt đất xung quanh gốc cây. Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như: cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển của cây và làm cho thân cây chóng to.

Một số kỹ thuật làm Cây Sanh Đẹp như ý

Hiện nay, Các nghệ nhân chơi Cây Sanh thường có kỹ thuật giúp Cây Sanh ôm đá để tạo ra những tuyệt tác Cây Cảnh, Cây Bonsai đẹp. Bạn chỉ cần lựa chọn Cây Sanh và tảng đá vừa ý là đã có thể tạo ra một Cây Sanh Bonsai theo ý muốn.


Một số kỹ thuật làm Cây Sanh Đẹp như ý

Ngoài ra, còn có kỹ thuật làm Cây Sanh già đi theo ý muốn: Cây Sanh càng già càng có giá trị cao vì thế mà nhiều người tìm cách để giúp Cây Sanh “ Già nua trước tuổi” với thân cây thì xù xì, u nằng, móc meo tùm lum, và đặc biệt là bô rễ cây mọc ra tua tua như râu các cụ già, bộ rễ phải to hơn thân và nhiều, màu rễ cũng phải xù xì, u nằng giống với thân Cây Sanh cảnh già nua.

Để làm cho Cây Sanh trông già đi, ngoài những kĩ thuật thủ công như dùng các dụng cụ cạo, đục, moi móc thân cây để làm cho nó trông xù xì thì dân chơi cây cảnh chuyên nghiệp còn sử dụng một loại hóa chất đặc biệt, loại hóa chất này sẽ làm cây 1-2 tuổi thành cây cả chục tuổi, nâng giá trị cây cảnh lên rất nhiều mà không cần phải có thời gian hàng chục năm để cho nó già đi.

CÂY SANH KHÁC CÂY SI NHƯ THẾ NÀO?

Với những người chơi Cây Cảnh thì việc phân biệt sự khác nhau giữa Cây Si ( Cây Gừa) với Cây Sanh không khó. Tuy nhiên, với những người bắt đầu chơi Cây Cảnh hoặc nghiệp dư thì việc phân biệt này trở lên khó khăn. Bởi nếu không có sự hiểu biết thì nhìn qua hai loại cây này khá giống nhau, nhiều người con lầm tưởng hai loại cây này là một.


Cây Sanh

Sự khác nhau giữa Cây Si và Cây Sanh

Nhận biết qua lá, quả: Cây Si lá dày, màu xanh sậm, kích thước to hơn lá Sanh. Quả Cây Si loại sung ở nách lá, đường kính khoảng 1 cm, không cuống, khi chín màu vàng có sọc đỏ. Quả Cây Sanh khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính.

Nhận biết qua thân cây: Hai giống cây này khá giống nhau vì đều có hai loại rễ, một loại dưới lòng đất và một loại rễ nhô lên khỏi mặt đất. Hai loại cây này đều thích hợp trồng làm Cây Bonsai vì chúng rất dễ trồng, chỉ cần giâm xuống đất hoặc cắt cành đem ngâm vào nước chúng cũng sống. Tuy nhiên vì lá Si hơi to nên thường thích hợp trồng Cây Bonsai cỡ trung hoặc cỡ đại, mà ít thích hợp trồng làm Cây Bonsai nhỏ để bàn như Cây Sanh.


Sự khác nhau giữa Cây Si và Cây Sanh

Thực tế thì người ta thích trồng Cây Sanh làm Cây Bonsai hơn Cây Si, vì lá Cây Sanh đẹp hơn và trái nó cũng khá đẹp. Cây Sanh có nhiều loại, nếu trồng làm Cây Bonsai thì chọn giống lá nhỏ thích hợp hơn.

Nhận biết qua rễ cây: Cây Si thường được trồng trên bể cá, nó bám trên đá rất tốt, đặt biệt là đá san hô. Vì bộ đế nhỏ (gốc không bè ra) nên người ta thường trồng trên đá san hô. Sau một thời gian thì rễ phủ kín, tạo ra bộ đế rất đẹp. Cây Si – Gừa có nét nổi bật hơn so với Cây Sanh là nhờ có bộ rễ dày đặc và rủ xuống này.

Điểm chung của hai giống Cây Si và Cây Sanh


Điểm chung của hai giống Cây Si và Cây Sanh

Cây Sanh và Cây Si có nhiều đặt tính giống nhau, một số các đặc tính trên Cây Si thì đều có đối với Cây Sanh. Hai loại cây này đều dễ trồng, mau lớn, ít bệnh. Chúng thường gặp bệnh quăn lá, thường người ta ít khi phun thuốc mà chỉ cắt lá sâu bệnh vứt đi. Cành Sanh và Si dẻo, dễ uốn, thích hợp cho người chơi cây nghiệp dư.

PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU CỦA CÁC GIỐNG SANH

Cây Sanh trồng ở Việt Nam có hàng trăm loại và còn pha tạp lẫn vào nhau nên đến người chơi lâu năm vẫn gặp khó khăn khi phân biệt. Bài viết dưới đây sẽ điểm qua một vài loại Sanh mà người chơi thường quan tâm và phân biệt các loại Sanh theo vùng, miền để các bạn cùng tham khảo!


Những loại Cây Sanh trồng ở Việt Nam

Giống Sanh Lá Móng

Sanh Lá Móng hay còn gọi là Sanh Mũi Hài, có nguồn gốc ở vùng Hoài Đức, Đan Phượng, Hà Nội. Đặc điểm dễ nhận dạng going Sanh này là lá giống như chiếc hài, khi còn non lá có màu xanh trắng ngà, lá già mép lá phẳng, đầu lá cong như mũi hài, nhỏ và đều tăm tắp. Nếu xét về lá thì có lẽ đây là loại Sanh có lá đẹp nhất. Cây Sanh già thân gồ ghề, méo mó, kì dị.

Giống Sanh Nam Điền

Riêng vùng đất Nam Điền (Nam Định) cũng có nhiều loại Sanh, có loại Sanh lá xoăn nhỏ và Sanh lá không xoăn, màu lá xanh biếc. Màu lá Sanh Nam Điền sẽ biến đổi qua tuổi tác, về già lá có màu như màu đồng. Giống Sanh Nam Điền phát triển chậm, lâu phá thế, một khi cây đã đẹp sẽ có tính ổn định cao. Rễ Sanh Nam Điền ít hơn các giống Sanh khác, do đó ký đá lâu.


Giống Sanh Nam Điền

Sanh Miền Nam

Sanh Miền Nam lá nhỏ và thường mỏng hơn so với Sanh ngoài Bắc. Về màu da cũng khác so với Sanh Quê, thường khi già Sanh Miền Nam sẽ có màu trắng và có đốm chấm rất đẹp.

Sanh Quê

Sanh Quê được chia làm mấy loại: Sanh lá nhỏ, Sanh lá to, loại lá xoăn và loại lá bóng. Một đặc điểm của Cây Sanh Quê là khi về già thân trắng như đổ vôi, cây già có quả, Cây Sanh Quê so với Sanh Nam Điền rễ trên thân mọc nhiều hơn, trên thân thường sẽ có nhiều u bướu hơn.



Sanh Quê

Sanh Hải Hậu

Cây Sanh Hải Hậu (Nam Định) thường có bệ đẹp, thân già màu trắng, lá to hơn Sanh Nam Điền. Sanh Hải Hậu có 3 loại lá: Lá to, lá trung, lá nhỏ, trong đó lá nhỏ (hay còn gọi là lá ớt) là loại Sanh đẹp nhất và quý nhất trong dòng Sanh Hải Hậu. 

Da Sanh Hải Hậu màu xanh, khi về già chuyển màu đá, sần sùi như hóa thạch. Sanh Hải Hậu đặc biệt có rất nhiều rễ gió mọc chảy xuống như mái tóc người con gái. Chỉ cần nhìn bộ rễ non tơ mọc tua tủa, đầu rễ trắng xóa là người xem biết ngay là trời mới mưa.

CÓ NÊN TRỒNG CÂY SANH TRƯỚC NHÀ

Theo phong thủy, không phải loại cây nào cũng thích hợp trồng trước cửa nhà. Bởi phía trước cổng nhà (tiền sảnh) là nơi sinh khí lưu thông nên nơi này vô cùng quan trọng. Để khí lưu thông tốt phía trước cần rộng rãi và thoáng đãng, không nên để cây cối âm u, rậm rạm, cản trở sinh khí vào cửa chính của ngôi nhà. Việc trồng Cây Sanh trước nhà cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng. 


Cây Sanh Cổ Thụ

Lưu ý khi trồng Cây Cảnh trước nhà

Theo phong thủy, có một số loại cây sẽ khiến gia chủ hao tài tốn của, gặp nhiều xui xẻo. Vì thế, trước nhà không nên trồng cây to vì cây to lá sum suê, cành lá sẽ che kín hết cả ánh sáng vào nhà làm cho nhà bị tối tăm, thiếu dương khí, gây bất lợi cho gia chủ.


Lưu ý khi trồng Cây Cảnh trước nhà

Bạn không nên chỉ trồng một Cây Đại Thụ duy nhất trước nhà, nên chặt bớt lá cây để cành cây bớt lòa xòa và ánh sáng có thể chiếu vào nhà. Cây trồng trước nhà không nên để khô hoặc chết mà phải chăm sóc, tưới nước để cây xanh tươi. Nếu cây chết phải chặt đi và trồng thay thế cây khác. Vì phía trước nhà mà có cây bị khô hoặc chết gia chủ sẽ phải chịu nhiều chuyện buồn đau và sống cô đơn.

Có nên trồng Cây Sanh trước nhà

Cây Sanh là loại Cây Cảnh Đẹp không chỉ được trồng trước cửa nhà, nó còn được trồng dọc hai lối đi tạo thành hàng rào rất đẹp, trồng làm Cây Tiểu Cảnh, được cắt tỉa thành các hình thù khác nhau.


Có nên trồng Cây Sanh trước nhà

Cây Sanh hoàn toàn có thể trồng trước cửa nhà, trước sân nhà… Song chủ nhà cần nhớ chú ý cần cắt tỉa tạo thế cho cây gọn gàng, tránh để nhiều lá um tùm rậm rạp quá khiến cho che lấp ánh sáng của ngôi nhà.

Vào dịp Tết, Cây Sanh được cải tạo chăm sóc để nảy lộc, tạo ra những lá non xanh đầy sức sống mang lại tài lộc, sức khỏe cho gia chủ.

TRỒNG CÂY SANH TRONG NHÀ CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Cây Sanh là loại cây phổ biến, dù trồng ngoài tự nhiên hay trồng chậu thì Cây Sanh vẫn mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho không gian sống. Đặc biệt với cách tạo dáng hình khối như Cây Sanh tròn, không gian của bạn sẽ có điểm nhấn vô cùng thú vị.


Cây Sanh Giống

Dáng đẹp nhưng không tốn quá nhiều công chăm sóc cũng là một đặc điểm nổi bật của Cây Sanh.

Trong điều kiện tự nhiên, Cây Sanh phát triển mạnh tạo thành những tán cây lớn xanh mát nên thường được trồng trong công viên, khu dân cư đô thị, đường phố hay sân vườn biệt thự.



Trồng Cây Sanh trong nhà có tác dung gì

Bên cạnh đó, Cây Sanh còn thích hợp để trồng chậu, tạo dáng Bonsai để trang trí nội thất như phòng khách, văn phòng.


Cây Sanh Thế Trực Liên Chi

Với tốc độ sinh trưởng nhanh và mạnh, dễ tạo nhiều dáng đẹp, cành lá sum suê, xanh mướt, Cây Sanh được xem như mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.

Ý NGHĨA PHONG THỦY KHI TRỒNG CÂY SANH

Cây Sanh không chỉ là một loại Cây Cảnh Ngoại Thất đẹp mà nó còn là một loại cây mang những ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Những người chơi Sanh cho rằng, với những Cây Sanh có tán xòe rộng, cành lá xum xuê, xanh mướt sẽ mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.


Cây Sanh

Cây Sanh mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ

Sanh là một trong những Cây Cảnh có tốc độ sinh trưởng nhanh và mạnh. Nếu được trồng ngoài vườn và không cắt tỉa, khống chế chiều cao thì chỉ sau 1-2 năm cây có thể đạt chiều cao từ 3-4m.

Tuy nhiên, những người yêu thích Cây Sanh thường lựa chọn các thế đẹp để cắt tỉa, uốn theo ý muốn. Vì vậy, việc chăm sóc cho Cây Sanh có thế đẹp như ý sẽ mất nhiều thời gian và tâm huyết. Giới chơi Cây Cảnh cho rằng, nếu sở hữu Cây Sanh có tán cây xòe rộng, cành lá sum suê, xanh mướt, thì sẽ có nhiều tài lộc cho gia đình.


Cây Sanh mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ

Ngày nay, Cây Sanh được trồng tự nhiên bên ngoài trong các công viên, khu dân cư đô thị, đường phố, sân vườn biệt thự… được cắt tỉa tạo thành các hình dáng bắt mắt khác nhau. Bên cạnh đó, Cây Sanh còn thích hợp để trồng chậu, tạo dáng bonsai để trang trí nội thất như phòng khách, văn phòng.

Điều kiện để Cây Sanh luôn xanh tốt

Để có được những Cây Sanh luôn xanh tốt, mang tới nhiều tài lộc bạn cần tạo điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Sanh vốn là loại cây ưa khí hậu nhiệt đới ẩm, rất thích hợp với môi trường khí hậu Việt Nam. Vậy nên chỉ cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản, nhất là nước đã có thể giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.


Điều kiện để Cây Sanh luôn xanh tốt

Ánh sáng: Cây Sanh có thể sống trong nhiều điều kiện chiếu sáng khác nhau nhưng lý tưởng nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

Nước và độ ẩm: Nên tưới cây thường xuyên bởi Cây Sanh có nhu cầu nước và ẩm rất cao, cây có thể sống trong tình trạng ngập úng lâu ngày. Khi không đảm bảo đủ lượng nước, Sanh sẽ phát triển chậm chạp, xuất hiện lá vẩy và điểm lồi trắng trên cành và thân.

Đất và dinh dưỡng: Đất trồng của Cây Sanh cũng rất đa dạng, để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất nên chọn đất giàu mùn, không nên trồng trên đất sét khiến cây phát triển chậm. Bạn có thể bón thêm phân chuồng trước khi trồng cây để tăng dinh dưỡng cho đất.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SANH

Sanh là cây cảnh rất dễ trồng và chăm sóc, có dáng đẹp, tỏa bóng rộng, sinh trưởng khỏe, ít rụng lá nên được trồng làm Cây Bóng Mát, tôn tạo cảnh quan khắp nơi.

Cây Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể sống bám trên đá, miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng và mọc trong các điều kiện chiếu sáng rất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.



Cây Sanh
Kỹ thuật trồng Cây Sanh


Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất xấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân chuồng làm đất trước khi trồng.

Vì là cây rất dễ sống nên có thể trồng quanh năm, nhưng phải đảm bảo tưới đủ nước. Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu.


Cây Sanh tại Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn

Chăm sóc Cây Sanh

Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như: cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển, làm cho thân cây chóng to.

Đối với cây đã tạo được dáng, thế phải thường xuyên cắt tỉa để điều chỉnh sự sinh trưởng của các cành nhánh vô tổ chức cũng như việc bón phân, tưới nước phải thận trọng, tránh sự sinh trưởng thái quá sẽ dễ phá dáng thế đã tạo.

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

GIỚI THIỆU VỀ CÂY SANH



Cây Sanh

Tên phổ thông : Sanh
Tên khoa học  : Ficus indica L.
Họ thực vật     : Dâu tằm – Moraceae
Nguồn gốc xuất xứ :
Phân bổ ở Việt Nam : rộng khắp

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán , lá: Cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt được chiều cao 15-20 m. Khả năng phân cành cao, trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Rễ cây nằm dưới đất và hình thành từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm. Thân và cành dẻo dễ uốn, tạo thế rất đẹp. Lá sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê.

Hoa, quả, hạt: Quả khi chín có màu vàng, bên trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài ra phương thức nhân giống chủ yếu của cây sanh là nhân giống bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp với: cây ưa sáng, thích hợp nhất trong điều kiện chiếu sáng tán xạ, vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Nhu cầu về nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống, miễn là có nước cho sinh trưởng của cây.

Cây thường hình thành các chồi lá mạnh vào mùa mưa. Khi khô hạn hoặc thiếu nước, cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân, trên thân thường xuất hiện các điểm lồi trắng.

Sanh có dáng đẹp, tỏa bóng rộng, sinh trưởng khỏe, tuổi thọ cao, ít rụng lá nên được trồng làm cây bóng mát, tôn tạo cảnh quan khắp nơi.